Cập nhật : 17:16 Thứ tư, 10/1/2024
Lượt đọc: 69

Kê hoạch chăm sóc nuôi dưỡng trẻ năm 23-24

Ngày ban hành: 10/1/2024Ngày hiệu lực: 10/1/2024
Nội dung:

UBND HUYỆN AN LÃO

TRƯỜNG MẦM NON QUANG HƯNG

 

Số: /KH-MNQH

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

 

Quang Hưng, ngày tháng 9 năm 2023

KẾ HOẠCH

CHĂM SÓC NUÔI DƯỠNG TRẺ

Năm học 2023 - 2024

 

 

 


Thực hiện công văn số 2179/SGDĐT-GDMN ngày 16/8/2023 của Sở Giáo dục và Đào tạo về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ giáo dục mầm non năm học 2023-2024;

Thực hiện công văn số 316/PGDĐT-GDMN ngày 8/9/2023 của Phòng Giáo dục và Đào tạo An Lão hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ Giáo dục mầm non năm học 2023 - 2024;

 Căn cứ vào kế hoạch số 08/KH-MNQH ngày 22 tháng 9 năm 2023 về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 của Trường Mầm non Quang Hưng;

Căn cứ đặc điểm và điều kiện thực tế, trường mầm non Quang Hưng xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng năm học 2023 - 2024 như sau:

I. Đặc điểm tình hình:

1. Tình hình học sinh.

* Số lượng.

Trường mầm non Quang Hưng tổng số có 15 nhóm lớp với 368 học sinh, được chia thành 4 khối lớp trong đó:

- Nhà trẻ: 3 lớp/ tổng số 38 trẻ

- 3 tuổi: 3 lớp/ tổng số 110 trẻ

- 4 tuổi: 4 lớp/ tổng số 114 trẻ

- 5 tuổi: 3 lớp/ tổng số 106 trẻ

* Tình hình sức khỏe.

- Tổng số trẻ là: 368; 100% trẻ được khám sức khỏe đầu năm, 100% trẻ được cân đo đánh giá qua biểu đồ tăng trưởng của tổ chức y tế thế giới.

Số trẻ

KQ cân

KQ đo

ĐG tình trạng dinh dưỡng

383

BT

CH

SDD

BT

CH

SDD

BT

Gầy còm

Thừa cân

Béo phì

SL

350

8

9

347

1

19

351

2

7

7

%

95.1

2.2

2.4

94.3

0.3

5.2

95.4

0.5

1.9

1.9

 

* Ăn bán trú: 100% trẻ được ăn bán trú tại trường

      2. Tình hình đội ngũ, cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên:

* Tổng số: 42 đ/c CBGVNV

- CBQL: 03 đ/c

- Giáo viên: 30

- Nhân viên: 9 ( không tính lao công và bảo vệ)

=> Trong đó: Biên chế 34 đ/c; Hợp đồng: 9 đ/c.

* Trình độ chuyên môn:

-  Đại học: 29 đ/c

- Cao đẳng: 8 đ/c

- Trung cấp: 5 đ/c

* Tổng số Đảng viên: 24 đ/c

Trình độ trung cấp chính trị: 03 đ/c

3. Thuận lợi và khó khăn

          * Thuận lợi

+ Nhà trường cơ bản đầy đủ cơ sở vật chất trang thiết bị hiện đại tại hai điểm học phục vụ công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ đảm bảo chuẩn theo yêu cầu. Phòng vệ sinh của các lớp đều được tu sửa, cải tạo, lắp bệ vệ sinh, bồn rửa tay mới, thuận tiện cho việc chăm sóc trẻ và rèn kỹ năng cho trẻ

+ CBGVNV nhà trường đủ về số lượng, trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn cao, tâm huyết, nhiệt tình, trách nhiệm, yêu nghề, mến trẻ.

+ Nhân viên nuôi dưỡng khỏe mạnh, nhanh nhẹn, có kinh nghiệm, ham học hỏi, luôn tìm tòi, sáng tạo ra các món ăn mới để thay đổi thực đơn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn.

+ Đa số phụ huynh nhiệt tình, luôn quan tâm, ủng hộ các hoạt động của nhà trường.

- 100% các nhóm lớp được trang bị và sử dụng điểu hòa và bình nóng lạnh, đảm bảo công tác phòng chống nóng và lạnh cho tre.

          - Trường luôn quan tâm chú trọng việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

 - Có đủ nguồn nước sạch, thực hiện theo hướng bếp một chiều, thực hiện có nề nếp. Bếp ăn diện tích đảm bảo chuẩn, có các đồ dùng hiện đại phục vụ cho học sinh toàn trường.

 - Hàng năm, nhà trường được trung tâm y tế huyện kiểm tra đánh giá bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn vệ sinh thực phẩm.

          * Khó khăn

+ Trường có 2 điểm học, cô nuôi phải mang cơm đi xa vất vả.

+ Một số phụ huynh chưa quan tâm cho trẻ ăn hợp lí, còn cho trẻ ăn theo sở thích, trẻ về nhà ít được vận động mà tập trung xem ti vi hoặc điện thoại…

+ Chế độ chính sách cho  nhân viên nuôi dưỡng còn thấp. Cô nuôi chưa có trong khung vị trí việc làm, chỉ được hưởng phụ cấp 1,86 của thành phố, hỗ trợ đóng bảo hiểm từ nguồn học phí và công nấu phụ thuộc vào tỷ lệ chuyên cần của học sinh, thu nhập không ổn định vì vậy không yên tâm công tác.

+ Trường không có nhân viên y tế cho nên công tác chăm sóc sức khỏe ban dầu cho trẻ nên gặp nhiều khó khăn: theo dõi sức khỏe, sơ cứu ban đầu… và trường không được trích lại kinh phí chăm sóc sức khỏe ban đầu từ nguồn bảo hiểm y tế.

+ Độ tuổi nhà trẻ học sinh đi học số lượng còn ít so với chỉ tiêu nên nên tỉ lệ chuyên cần thấp.

II. Nhiệm vụ trọng tâm năm học 2023-2024

1. Tiếp tục đổi mới nâng cao chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng và đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần, phòng trách tai nạn thương tích cho 100% trẻ.

2. Rà soát bổ sung, tu sửa đồ dùng trang thiết bị, cơ sở vật chất chăm sóc nuôi dưỡng để nâng cao chất lượng chăm sóc và nuôi dưỡng đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ, phòng chống cháy nổ trong nhà trường.

3. Nâng cao nâng cao chất lượng bữa ăn; xây dựng thực đơn phong phú, nhiều món ăn mới. Cải tạo khu vườn rau theo mô hình vườn rau sạch để tự cung tự cấp rau tươi, rau sạch theo mùa cho cô và trẻ, đồng thời tang cường hoạt động khám khá, trải nghiệm cho trẻ. Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu về vệ sinh an toàn thực phẩm. Chú trọng việc giám sát hàng ngày, thực hiện chế độ kiểm thực ba bước và lưu mẫu thức ăn theo hướng dẫn của Bộ Y tế. Thực hiện mô hình “Bữa ăn hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng kết hợp với tăng cường vận động thể lực cho trẻ ”.

4. Phối hợp chặt chẽ với trung tâm y tế huyện, trạm y tế xã Quang Hưng tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ, nhân viên nấu ăn và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ; Tổ chức kiểm tra sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng của trẻ bằng biểu đồ tăng trưởng. Triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ trong nhà trường. Thực hiện đầy đủ các quy định về công tác y tế trường học theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT. Tiếp tục thực hiện Kế hoạch số 246/KH-PGD ngày 28 tháng 9 năm 2021 của Phòng Giáo dục về thực hiện giải pháp sáng tạo “Nâng cao chất lượng chăm sóc và đảm bảo toàn cho trẻ trong các cơ sở giáo dục Mầm non”.

5. Đẩy mạnh ƯDCNTT trong công tác báo ăn online, tính toán sổ sách và tuyên truyền phổ biến kiến thức chăm sóc, nuôi dưỡng trẻ theo khoa học tới phụ huynh và cộng đồng.

III. Mục tiêu và nhiệm vụ cụ thể

1. Công tác chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho trẻ

a. Chỉ tiêu phấn đấu

 - 100% trẻ được kiểm tra, theo dõi sức khỏe và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế Thế giới;

 - 95% trở lên trẻ có kỹ năng tự phục vụ phù hợp với độ tuổi rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh, súc miệng bằng nước muối 0.9%. Trẻ có thói quen vệ sinh tụ phục vụ tốt, hành vi văn minh trong ăn uống.

-  Giảm 2 - 3 % tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thấp còi so với đầu năm học và khống chế tỷ lệ trẻ thừa cân béo phì < 2%.

-  100% trẻ được đảm bảo nhu cầu các chất dinh dưỡng cần đạt trong ngày tại trường. Trẻ được sử dụng nguồn nước sạch, ăn chín uống sôi, nước ấm vào mùa đông.

- 100% các lớp có bình nóng lạnh, điều hòa, chăn chiếu, rèm che nắng mưa đảm bảo công tác chống nóng và chống rét.

- 100% trẻ được khám sức khỏe định kỳ, tiêm bù đủ các mũi tiêm chủng theo quy định.

b. Giải pháp thực hiện

 - Tổ chức kiểm tra sức khỏe của trẻ và đánh giá tình trạng dinh dưỡng bằng biểu đồ tăng trưởng của Tổ chức Y tế thế giới.

-  Phối hợp với cơ sở y tế địa phương để tổ chức thăm khám sức khỏe cho trẻ đảm bảo1 lần/năm.

- Bổ sung món ăn mới, xây dựng điều chỉnh chế độ thực đơn cân đối, đa dạng đảm bảo lượng calo theo tiêu chuẩn.

 - Trang bị đầy đủ đồ dùng, thiết bị phục vụ cho công tác chăm sóc nuôi dưỡng theo quy định, phù hợp theo mùa và đảm bảo vệ sinh. Tiếp tục tham mưu đầu tư mua sắm các trang thiết bị, bổ sung đồ dùng để phục vụ cho công tác CSND.

 - Chỉ đạo giáo viên thực hiện nghiêm túc chế độ chăm sóc sức khỏe và vệ sinh cho trẻ theo chế độ sinh hoạt trong ngày của trẻ. Thực hiện tốt việc phòng chống dịch bệnh theo mùa và các bệnh thường xảy ra, đảm bảo vệ sinh cho trẻ.

 - Tổ chức tuyên truyền giáo dục dinh dưỡng, sức khỏe, phòng chống dịch bệnh bằng các nội dung, hình thức phong phú qua góc tuyên truyền, trao đổi phụ huynh.... Tuyên truyền với phụ huynh về việc rèn luyện thói quen, hành vi văn minh trong ăn uống, giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh răng miệng và da cho trẻ, hướng dẫn trẻ có kỹ năng rửa tay bằng xà phòng, dạy trẻ lao động tự phục vụ.

- Thực hiện việc kiện toàn Ban chỉ đạo chăm sóc sức khỏe cho trẻ, xây dựng và triển khai thực hiện kế hoạch phòng, chống dịch bệnh.  Kết hợp với trạm y tế để khám sức khỏe định kỳ cho trẻ, triển khai kiểm tra tiền sử và tiêm chủng bù liều cho trẻ nhập học các cơ sở giáo dục mầm non, phòng chống dịch bệnh trong nhà trường và thông báo kịp thời với các cấp quản lý khi có dịch bệnh xảy ra.

 - Giám sát và phối hợp với giáo viên, nhân viên, thực hiện tốt công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh nhóm lớp, bếp ăn, vệ sinh môi trường.

- Tăng cường, kiểm tra vệ sinh an toàn thực phẩm, vệ sinh môi trường, tăng cường phòng bệnh, phòng dịch, khống chế dịch bệnh; Vệ sinh, có lịch khử trùng vệ sinh môi trường trong và ngoài lớp học, đồ dùng, vệ sinh cá nhân theo chỉ đạo của Trung tâm y tế.

 - Thực hiện nề nếp các quy định vể công tác y tế trường học theo Thông tư liên tịch số 13/2016/TTLT-BYT-BGDĐT, phối hợp chặt chẽ với cơ quan y tế tại các địa phương tập huấn kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho cán bộ quản lý và nhân viên nuôi dưỡng,

- Xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình “Bữa ăn hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng kết hợp với tăng cường vận động thể lực cho trẻ”

2. Nâng cao chất lượng nuôi dưỡng.

a. Chỉ tiêu phấn đấu

- 100% trẻ ăn bán trú tại trường  (NT: ăn 2 bữa chính, 1 bữa phụ/ngày, MG: ăn 2 bữa phụ, 1 bữa chính/ngày).

- Chế độ ăn cân đối dưỡng chất, đa dạng thực phẩm, đảm bảo định lượng suất ăn theo từng độ tuổi, đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng theo khuyến nghị quy định trong Chương trình GDMN.

- 100% đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, không để xảy ra ngộ độc thực phẩm trong nhà trường.

- Xây dựng 3-5 món ăn mới để đưa vào thực đơn cho trẻ

- 100% các lớp tổ chức giờ ăn, uống sữa cho trẻ theo đúng quy trình. Tạo cho trẻ tâm thế thoải mái, trẻ ăn ngon miệng hết suất.

- 100% các lớp có đủ đồ dùng, trang thiết bị CS-ND đủ về số lượng, đảm bảo đúng tiêu chuẩn quy định.

b. Giải pháp thực hiện

- Làm tốt công tác tuyên truyền tới các bậc phụ huynh;

- Thường xuyên kiểm tra, rà soát chất lượng, giá cả thực phẩm của các nhà cung ứng nhằm đảm bảo chất lượng;

- Duy trì tốt chế độ giao nhận thực phẩm theo quy định, thường xuyên kiểm tra giám sát chất lượng thực phẩm đầu vào có biện pháp đổi trả khi thực phẩm không đạt yêu cầu.

- Tiếp tục sử dụng phần mềm tính khẩu phần ăn trong trường mầm non để phục vụ hiệu quả cho việc xây dựng thực đơn, tính khẩu phần, tổng hợp tính ăn hàng tháng.

- Tích cực nấu thực nghiệm và đưa món ăn mới làm phong phú thực đơn cho trẻ.

- Xây dựng thực đơn hàng ngày, theo tuần, theo mùa phù hợp với thực tế ở địa phương với mức tiền ăn của trẻ 23.000 đồng/ngày. Thay đổi sự kết hợp giữa các loại thực phẩm để tạo ra các món ăn khác nhau. Thực đơn cân đối đủ các nhóm thực phẩm (protein, lipid,glucid, vitamin và khoáng chất). Các món ăn của thực đơn không lặp lại trong 2 – 4 tuần.

Thực hiện tốt mô hình “Bữa ăn hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng kết hợp với tăng cường vận động thể lực cho trẻ trong nhà trường”.

- Rà soát, bổ sung đầy đủ đồ dùng cá nhân, trang thiết bị CS-ND cho các lớp và bếp ăn.

3. Đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần cho trẻ

a. Chỉ tiêu phấn đấu

- 100% trẻ đảm bảo an toàn tuyệt đối về thể chất và tinh thần trong nhà trường

- Không để xảy ra tình trạng dịch bệnh xâm nhập vào trường, lớp; không có trường hợp ngộ độc thực phẩm, cháy nổ, ô nhiễm môi trường trường học, bạo hành hoặc mất an toàn, tai nạn thương tích cho trẻ trong trường mầm n on.

b. Giải pháp thực hiện

- Thực hiện chủ đề năm học “ Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, tôn trọng quyền trẻ em” Thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo về công tác đảm bảo an toàn cho trẻ: Nghị định 80/NĐ-CP ngày 17/7/2017 của Chính phủ Quy định về môi trường giáo dục an toàn, lành mạnh, thân thiện, phòng chống bạo lực học đường; Chỉ thị 993/CT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT về việc tăng cường các giải pháp phòng, chống bạo lực học đường trong cơ sở giáo dục; Thông tư số 45/2021/TT-BGDĐT ngày 31/12 /2021 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT Quy định về xây dựng trường học an toàn, phòng, tai nạn thương tích trong cơ sở GDMN; Thực hành áp dụng các quy định cụ thể về Bộ Quy tắc ứng xử theo Thông tư số 06/2019/TT-BGDĐT ngày 12/4/2019 của Bộ GD&ĐT. 100% cơ sở GDMN đạt tiêu chuẩn an toàn, phòng, tránh tai nạn thương tích.

-  Quán triệt, tuyên truyền, nâng cao nhận thức, trách nhiệm của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên và cha mẹ trẻ về đảm bảo quyền trẻ em, ngăn ngừa vi phạm và xâm phạm quyền trẻ em;

- Thực hiện nghiêm túc việc kí cam kết và thực hành áp dụng các quy định trong Quy tắc ứng xử của nhà trường;

- Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng kỹ năng sơ cấp cứu, phòng tránh tai nạn thương tích, phòng trách bệnh thường gặp đối với trẻ, đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm vào chương trình bồi dưỡng thường xuyên hằng năm cho đội ngũ CBGVNV;

- Tiếp tục duy trì nâng cao chất lượng thực hiện chuyên đề “Củng cố, nâng cao chất lượng giáo dục vệ sinh, chăm sóc sức khỏe, đảm bảo an toàn cho trẻ trong các cơ sở GDMN”. Có đủ nước ấm về mùa đông để vệ sinh cho trẻ; đảm bảo nền nhà vệ sinh khô ráo; tăng cường ánh sáng phòng học, nhất là vào trong mùa đông; trang bị dự phòng đồ dùng cá nhân cho trẻ tại trường;

- Thực hiện tự đánh giá các tiêu chuẩn trường học an toàn và được chứng nhận “Trường học an toàn, phòng chống tai nạn thương tích”, “Bếp ăn đủ điều kiện an toàn vệ sinh thực phẩm”;

- Kiểm soát tốt việc cung ứng thực phẩm an toàn trong bếp ăn bán trú thông qua thiết lập hợp đồng cung cấp thực phẩm chặt chẽ, đảm bảo pháp lý, duy trì nề nếp quy trình giao nhận thực phẩm tay ba với sự giám sát của đại diện phụ huynh hoặc thành viên ban thanh tra nhân dân nhà trường;

- Thực hiện có nề nếp việc ký xác nhận hằng ngày giữa giáo viên và phụ huynh về tình tình trạng sức khỏe của trẻ khi đón - trả trẻ;

- Thường xuyên vệ sinh, tẩy trùng trường, lớp học, đồ dùng, đồ chơi;

- cung cấp thông tin cho các bậc phụ huynh về diễn biến dịch bệnh ( đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, chân tay miệng…) và công tác phòng ngừa thông qua hệ thống zalo của mỗi nhóm lớp;

- Tăng cường kiểm tra, rà soát cơ sở vật chất, trang thiết bị, sắp xếp nội vụ phòng lớp để kịp thời phát hiện các yếu tố, nguy cơ gây mất an toàn cho trẻ và có biện pháp khắc phục, đặc biệt là các điều kiện an toàn phòng cháy, chữa cháy trong các cơ sở GDMN;

- Xử lí nghiêm theo pháp luật đối với các cá nhân để xảy ra mất an toàn đối với trẻ trong trường.

IV. Các điều kiện thực hiện

1. Tăng cường cơ sở vật chất, trang thiết bị

- Bổ sung mua sắm đồ dung thiết bị cho bếp ăn: Mua máy xay chả, bổ sung thêm cân chia thức ăn. Rà soát và lên kế hoạch sửa chữa, mua sắm một số đồ dùng bị hỏng, bảo dưỡng điều hòa, bình nóng lạnh trước khi vào mùa, rà soát bổ sung thêm chăn chiếu, ca cốc… và các đồ dung chăm sóc bán trú.

- Tiếp tục thực hiện công tác XHHGD huy động nguồn lực để tăng cường đầu tư, mua săm bổ sung trang thiết bị chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ.

- Loại bỏ những đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị sắc nhọn, không an toàn đối với trẻ.

2. Đẩy mạnh ƯDCNTT trong chăm sóc- nuôi dưỡng trẻ

- Bồi dưỡng để 100% cô nuôi biết tính khẩu phần ăn trên phần mềm, 100% các lớp báo ăn online, bếp ăn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ số trong việc tính toán sổ sách và thực hiện kiểm thực ba bước, lưu mẫu thức ăn theo quy định một cách nhanh, gọn, hiệu quả và tiết kiệm thời gian. Tích cực tìm tòi khám phá món ăn mới trên mạng internet và áp dụng thực hiện trong chế biến món ăn cho trẻ.

- Đăng bài tuyên truyền trên cổng thông tin điện tử (1,2 bài/ tháng)

- 100% các bậc phụ huynh tham gia vào các hoạt động trong nhà trường, hỗ trợ nhà trường tổ chức các ngày lễ hội trong trường mầm non, giám sát các hoạt động chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ, phối kết hợp tốt với nhà trường nhằm giảm thiểu số trẻ suy dinh dưỡng và thấp còi cũng như trẻ thừa cân, béo phì.

- 100% CBGVNV khai thác các phần mềm, ứng dụng tuyên truyền hiệu quả về chế độ sinh hoạt, chế độ dinh dưỡng hằng ngày của trẻ.  

 

  3. Công tác tuyên truyền.

- Xây dựng tài chính công khai về thực đơn, khẩu phần ăn của trẻ. Công khai thực đơn hàng ngày trên bảng biểu.

+ Công khai về số lượng, chất lượng thực phẩm, giá tiền, lượng calo đạt trong ngày, tỷ lệ cân đối giữa các chất theo chuẩn và tỷ lệ cân đối các chất đạt trong ngày, số tiền được chi, số tiền đã chi.

+ Bảng công khai thực đơn được đặt tại địa điểm tất cả phụ huynh đều được quan sát (gần cổng trường)

- Phát thanh hằng ngày trên hệ thống loa của nhà trường về những nội dung cần tuyên truyền: Các dịch bệnh, nuôi dạy trẻ khoa học…

- Tuyên truyền qua bản tin của lớp: Chỉ đạo các nhóm lớp xây dựng góc tuyên truyền về dinh dưỡng - vệ sinh an toàn thực phẩm, cách phòng chống các dịch bệnh theo mùa, chế độ dinh dưỡng cho các độ tuổi. Góc tuyên truyền đẹp về hình thức, phong phú về nội dung.

- Phụ huynh được tham gia các cuộc họp phụ huynh, các ngày lễ hội, hội thi của trẻ. Thông qua đó, tuyên truyền kiến thức cho các bậc cha mẹ trẻ để thống nhất các mức ăn, nhu cầu dinh dưỡng của trẻ, cách tổ chức thực hiện cho trẻ ăn bán trú, chăm sóc nuôi dạy trẻ theo khoa học, công tác vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ trong nhà trường; Tuyên truyền đến phụ huynh những thông tin, kiến thức cần thiết để phụ huynh có thể phối hợp với nhà trường trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ.

-  Nhà trường thành lập Ban biên tập trang Website, đăng tải các thông tin lên trang Web, giáo viên gửi đường link để phụ huynh cập nhật các hoạt động của nhà trường.

- Tuyên truyền sâu rộng kiến thức về chăm sóc nuôi dưỡng, vệ sinh an toàn thực phẩm, nuôi con theo khoa học

 Nội dung tuyên truyền

+ Tăng cường tuyên truyền chủ đề vệ sinh phòng bệnh phòng chống dịch chủ động theo mùa đặc biệt chú trọng các bệnh: sốt xuất huyết, thủy đậu, dịch tả, cúm A...

+ Cách xử lý, phòng tránh một số tai nạn thường gặp;

+ Vệ sinh an toàn thực phẩm;

+ Tuyên truyền thông tin khoa học về dinh dưỡng;

+ Tuyên truyền về kiến thức nuôi dạy con theo khoa học.

3. Đội ngũ

- 100% CB, GV, NV khoẻ mạnh có trình độ chuẩn và trên chuẩn về chuyên môn nghiệp vụ, có tinh thần trách nhiệm cao, nhiệt tình có đầy đủ tiêu chuẩn theo chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non.

 - 100% CBGVNV, cô nuôi có kiến thức và thực hiện nghiêm túc quy chế chăm sóc giáo dục trẻ, Điều lệ trường mầm non, cách phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. 

- Phối hợp để khám sức khỏe định kỳ cho cán bộ, giáo viên, nhân viên để đội ngũ được khoẻ mạnh, không mắc các bệnh truyền nhiễm, cô nuôi có trình độ trung cấp nấu ăn trở lên, thực hiện nghiêm túc các nội quy nhà trường, nội quy bếp ăn.

- Đảm bảo đủ định biên giáo viên nhân viên theo điều lệ trường mầm non và Thông tư 06/2015/TTLT/BGD&ĐT-BNV ngày 16/3/2015, phân công nhiệm vụ rõ ràng để CBGVNV thực hiện tốt công việc được giao.

 - Tham mưu với các cấp về chế độ chính sách tăng thêm thu nhập cho nhân viên nấu ăn để các cô yên tâm công tác.

4. Công tác quản lý

- Chỉ đạo tổ nuôi thực hiện đúng thực đơn, khẩu phần, kiểm tra giám sát tốt khâu giao nhận thực phẩm, lưu mẫu thức ăn và kiểm thực ba bước. Chỉ đạo tổ nuôi thực hiện đúng quy định bếp một chiều và biết cách thao tác vận hành các thiết bị hiện đại, thực hiện đúng các qui định về vệ sinh an toàn thực phẩm. Bổ sung một số món ăn mới vào quỹ các món ăn làm phong phú thực đơn cho trẻ.

    - Thường xuyên kiểm tra, đánh giá tổ nuôi về chất lượng bữa ăn, định lượng khẩu phần ăn của trẻ. Việc tổ chức các hoạt động vệ sinh, ăn ngủ của trẻ trên các nhóm lớp đối với giáo viên

   - Quản lý tốt công tác thu chi ăn uống hàng ngày, tài chính công khai minh bạch.

    - Đề nghị động viên khen thưởng, điều chỉnh xử lý kịp thời sai phạm trong quá trình thực hiện.

    - Quản lý chất lượng chăm sóc nuôi dưỡng bằng hệ thống hồ sơ sổ sách, có kế hoạch, theo dõi sự phát triển của trẻ qua biểu đồ tăng trưởng, theo dõi việc tiêm phòng dịch của trẻ.

 

KẾ HOẠCH TRỌNG TÂM THÁNG

 

THỜI GIAN

NỘI DUNG TRỌNG TÂM

 

Tháng 9/2023

- Đảm bảo VSATTP

- Xây dựng kế hoạch hoạt động chăm sóc nuôi dưỡng.

- Duyệt thực đơn và dự kiến định lượng khẩu phần ăn của trẻ

- Kiểm tra nề nếp đầu năm, điều kiện an toàn, VSTP tại các nhóm lớp, bếp ăn;

- Tổ chức cân - đo, theo dõi biểu đồ tăng trưởng cho trẻ lần 1 (hoàn thành trước 20/9).

- Rà soát cơ sở vật chất, TTB, xây dựng kế hoạch đề xuất mua sắm bổ sung..

- Tham mưu ký hợp đồng thực phẩm đảm bảo VSAT theo quy định.

- Kiểm tra các nề nếp giờ ăn, ngủ của trẻ.

- Sinh hoạt chuyên môn tổ nuôi.

- Hoàn thiện HSSS theo quy định;

- Đón đoàn kiểm tra các cấp.

 

Tháng 10/2023

- Duyệt thực đơn và dự kiến định lượng khẩu phần ăn của trẻ

- Đảm bảo VSATTP

- Khám sức khỏe cho CBGVNV và học sinh.

- Xây dựng kế hoạch thực hiện mô hình “Bữa ăn hợp lý ….vận động”, và một số kế hoạch khác

- Dự hoạt động: cho trẻ rửa tay, rửa mặt, uống sữa, giờ ăn nhà trẻ và mẫu giáo.

- Xây dựng món ăn mới cho trẻ.

- Đón đoàn kiểm tra các cấp.

- Kiểm tra dự giờ các hoạt động.

- Kiểm tra sắp xếp nội vụ các bộ phận

- Kiểm tra nội bộ 1 cô nuôi.

Tháng 11/2023

- Duyệt thực đơn và dự kiến định lượng khẩu phần ăn của trẻ

- Đảm bảo VSATTP

- Kiểm tra công tác phòng chống rét và dịch bệnh mùa đông tại các nhóm lớp.

- Triển khai mô hình “Bữa ăn hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng và tang cường vận động cho trẻ” trong toàn trường.

- Thi cô nuôi giỏi cấp trường.

- Đón đoàn kiểm tra các cấp.

- Kiểm tra dự giờ các hoạt động.

- Kiểm tra sắp xếp nội vụ các bộ phận

- Kết hợp với chuyên môn tổ chức chuyên đề “Đầu bếp tài ba” cho trẻ

- Kiểm tra nội bộ 1 cô nuôi.

Tháng 12/2023

- Duyệt thực đơn và dự kiến định lượng khẩu phần ăn của trẻ

- Đảm bảo VSATTP

- Cân đo chấm biểu đồ đợt 2 cho trẻ (nộp kết quả về PGD trước ngày 15/12/2023);

- Xây dựng món ăn mới

- Đón đoàn kiểm tra các cấp.

- Kiểm tra dự giờ các hoạt động.

- Kiểm tra sắp xếp nội vụ các bộ phận

- Kiểm tra nội bộ 2 cô nuôi.

Tháng 1/2024

- Duyệt thực đơn và dự kiến định lượng khẩu phần ăn của trẻ

- Đảm bảo VSATTP

- Chuẩn bị các điều kiện tổ chức “Hội chợ Xuân” cho trẻ vui đón Tết;

- Tổ chức sơ kết học kỳ I;

- Phối hợp với Ban đại diện CMHS, các tổ chức đoàn thể thực hiện "Tết trồng cây" phủ xanh bóng mát, cải tạo cảnh quan môi trường giáo dục xanh, sạch, đẹp cho nhà trường;

- Tiếp tục phòng chống rét, dịch bệnh và đảm bảo an toàn cho trẻ;

- Kiểm tra dự giờ các hoạt động.

- Kiểm tra sắp xếp nội vụ các bộ phận

- Đón đoàn kiểm tra các cấp.

- Kiểm tra nội bộ 2 cô nuôi

Tháng 2/2024

- Duyệt thực đơn và dự kiến định lượng khẩu phần ăn của trẻ

- Đảm bảo VSATTP

- Trường tự đánh giá kiểm tra công tác vệ sinh phòng bệnh;

- Kiểm tra công tác VSATTP trước và sau tết Nguyên Đán;

- Chuẩn bị các điều kiện chuẩn bị tốt cho hội thảo Xây dựng mô hình điểm: “Bữa ăn hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng kết hợp tăng cường vận động thể lực cho trẻ trong trường”

- Kiểm tra dự giờ các hoạt động.

- Kiểm tra sắp xếp nội vụ các bộ phận

- Đón đoàn kiểm tra các cấp.

- Kiểm tra nội bộ : 1 đ/c

Tháng 3/2024

- Duyệt thực đơn và dự kiến định lượng khẩu phần ăn của trẻ

- Đảm bảo VSATTP .

- Công tác vệ sinh, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh giao mùa;

- Hội thảo mô hình “Bữa ăn hợp lý, đảm bảo dinh dưỡng kết hợp tăng cường vận động thể lực cho trẻ trong trường”;

- Cân đo trẻ đợt 3 (hoàn thành trước 20/3/2023);

- Đón đoàn kiểm tra các cấp.

- Kiểm tra dự giờ các hoạt động.

- Kiểm tra sắp xếp nội vụ các bộ phận

- Kiểm tra nội bộ : 1 đ/c

Tháng 4/2024

- Duyệt thực đơn và dự kiến định lượng khẩu phần ăn của trẻ

- Đảm bảo VSATTP

- Công tác vệ sinh, tuyên truyền phòng chống dịch bệnh mùa hè;

- Tham dự tổng kết giải pháp sáng tạo của huyện;

- Đón đoàn kiểm tra các cấp.

- Kiểm tra dự giờ các hoạt động.

- Kiểm tra sắp xếp nội vụ các bộ phận.

 

Tháng 5/2024

- Duyệt thực đơn và dự kiến định lượng khẩu phần ăn của trẻ

- Đảm bảo VSATTP

- Hoàn thiện hồ sơ sổ sách

- Đón đoàn kiểm tra các cấp.

- Kiểm tra dự giờ các hoạt động.

- Kiểm tra sắp xếp nội vụ các bộ phận

- Kiểm kê tài sản;

- Tổng kết năm học;

Tháng 6/2024

- Giáo viên nhân viên nghỉ hè đúng kế hoạch.

- Rà soát cơ sở vật chất, đề xuất tử bổ cải tạo sửa chữa.

- Tham mưa với hiệu trưởng công tác tổ chức cho CB, GV, CNV đi học tập tham quan hè.

Tháng 7/2024

- Công tác tuyển sinh năm học 2024-2025;

- Tham gia công tác hè, chuẩn bị cơ sở vật chất, tu sửa đồ dùng, môi trường cảnh quan chuẩn bị cho năm học mới;

- Đón đoàn kiểm tra công tác hè.

Tháng 8/2024

- Tổ chức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ GV-NV;

- Cùng BGH, Công đoàn phân công lao động, biên chế học sinh vào các nhóm lớp;

- Tiếp tục cải tạo, bổ sung cơ sở vật chất cho năm học mới;

- Chuẩn bị khai giảng năm học mới (tập văn nghệ, tạo môi trường trong, ngoài lớp học).

 

     Trên đây là kế hoạch chăm sóc - nuôi dưỡng của trường mầm non Quang Hưng đề nghị cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường phối kết hợp nhịp nhàng thực hiện hiệu quả./.

     Ghi chú: Kế hoạch trên có thể thay đổi, bổ sung phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường

 

 

HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

 

Hoàng Giang Phượng

NGƯỜI LẬP KẾ HOẠCH

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

 

 

Hoàng Thị Lan Anh

 

 

                                                      

 

 

                                                                             

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Mầm non Quang Hưng

Địa chỉ: Thôn Câu Trung, xã Quang Hưng, huyện An Lão, TP Hải Phòng

Điện thoại: 02253572920