Trước tình hình biến đổi của khí hậu và thời
tiết, để giúp phụ huynh hiểu thêm về các bệnh thường gặp ở trẻ em hàng
năm khi thời tiết giao mùa. Đặc biệt miền Bắc là thời điểm bắt
đầu xuất hiện những cơn gió lạnh, kèm theo tiết trời hanh khô, khiến các loại
virus gây bệnh sinh sôi mạnh, kéo theo nguy cơ bệnh dịch, đặc biệt là với trẻ
nhỏ và người lớn tuổi. Đặc biệt sau cơn bão số 3 dịch bệnh sốt xuất huyết có
nguy cơ quay trở lại.
- Sốt xuất huyết:
Sốt xuất huyết là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do siêu virus Dengue (DEN) gây
ra. Cần thường xuyên phát quang bụi rậm, kiểm tra đậy nắp các vật dụng chứa nước
hạn chế tối đa việc muỗi đẻ trứng. Tiến hành phun thuốc muỗi định kì
- Cảm cúm: Cảm
cúm là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp do virus cúm gây ra. Chúng ta cần lưu ý
cho trẻ đeo khẩu trang và tránh để trẻ tiếp xúc với người lạ, trẻ mắc cúm.
- Bệnh sởi: Sởi
là bệnh truyền nhiễm do virus sởi gây ra và là một trong các loại bệnh dịch phổ
biến ở nước ta vào thời điểm tháng 9 - tháng 10 hàng năm. Bệnh lây theo đường
hô hấp qua các giọt bắn dịch tiết từ đường hô hấp của người mắc bệnh hoặc cũng
có thể qua tiếp xúc trực tiếp hoặc qua bàn tay bị ô nhiễm với các dịch tiết đường
hô hấp có chứa mầm bệnh. Các bậc phụ huynh tiêm vắc xin sởi cho con em mình. Để
đạt hiệu quả phòng bệnh cao, trẻ cần được tiêm đủ 2 mũi vắc xin sởi (mũi 1 tiêm
khi trẻ được 9 tháng tuổi; mũi 2 khi trẻ được 18 tháng tuổi).
- Bệnh tay
chân miệng: Cùng với bệnh sởi, tay chân miệng là loại bệnh phổ biến vào tháng
9, tháng 10 và tháng 11 hàng năm, khi thời tiết biến đổi phức tạp. Bệnh thường
xuất hiện ở trẻ nhỏ dưới 10 tuổi, đặc biệt là trẻ dưới 5 tuổi.
* Để phòng
tránh dịch bệnh khi giao mùa chúng ta cần lưu ý 1 số cách phòng tránh sau:
- Chú ý vệ
sinh cá nhân cho trẻ: Rửa tay cho trẻ bằng xà phòng dưới vòi nước sạch theo
đúng quy trình.
- Tiêm vắc xin
phòng bệnh đầy đủ và đúng lịch (đối với các bệnh có vắc xin phòng bệnh như: sởi,
rubella, ho gà…).Giữ ấm cơ thể: ở những ngày giao mùa nóng lạnh thất thường, cơ
thể dễ bị cảm lạnh, nhất là ở người già và trẻ nhỏ. Vì vậy, cần giữ ấm cổ, ngực,
lưng, đặc biệt là gan bàn chân. Thời điểm cần chú ý là ban đêm, lúc đi ngủ và
khi tắm. Ăn uống đủ chất, đảm bảo dinh dưỡng, ăn nhiều hoa quả để giúp cơ thể
tăng cường vitamin, nâng cao sức đề kháng. Ăn cân đối các nhóm dưỡng chất: tinh
bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Uống nước ấm, tránh ăn, uống
những thức ăn, nước uống lấy trực tiếp từ tủ lạnh. Các loại trái cây thuộc họ
cam quýt như cam, bưởi là nguồn cung cấp vitamin C dồi dào. Một số loại thực phẩm
có tác dụng tăng sức đề kháng như rau xanh (súp lơ xanh, nấm..) hoặc các loại
thực phẩm như cá, thịt bò, tỏi cũng sẽ giúp cơ thể chống chọi với các nguy cơ
gây bệnh tốt hơn
Xin gửi tới các bậc Phụ huynh những
thông tin hữu ích về mức độ nguy hiểm và biết cách phòng tránh các dịch bệnh
khi giao mùa!