Theo trung tâm dự báo khí tượng
thủy văn Trung ương, thì diễn biến thời tiết trong vài ngày tới, sẽ có những đợt rét đậm, rét hại kéo
dài, kèm theo mưa phùn sẽ gây ảnh hưởng không nhỏ đến sức khỏe của mọi người đặc
biệt là đối với người già và trẻ nhỏ lứa tuổi mầm non. Lo vì sợ cơ thể non
nớt của trẻ không thích nghi được với thời tiết khắc nghiệt, trẻ sẽ bị nhiễm lạnh
và gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm. Nếu chúng ta không chăm sóc bảo vệ sức khỏe
tốt thì dẫn đến hậu quả như ốm, mắc bệnh viêm phổi cho bé như: ho, sốt,
viêm họng, viêm phế quản phổi…. làm ảnh hưởng đến công tác chăm sóc giáo dục
trẻ của nhà trường.
Để giảm bớt nỗi băn khoăn của
các bậc phụ huynh và công tác chăm sóc sức khỏe của trẻ khi đến trường được tốt
hơn, trường Mầm non Quang Hưng đã thực hiện việc đảm bảo đủ ấm và an toàn về sức khỏe cho trẻ, rất mong
quý phụ huynh cùng toàn thể cán bộ, giáo viên, nhân viên trong nhà trường
nghiêm túc thực hiện những nội dung sau:
I. Về phía nhà trường:
- Chỉ đạo và hướng dẫn giáo viên,
nhân viên về cách phòng, chống dịch và cách phòng chống rét cho trẻ.
- Quán triệt giáo viên
không tổ chức các hoạt động ngoài trời cho trẻ trong những ngày rét đậm.
- Phổ biến kiến thức
chăm sóc trẻ về mùa đông cho toàn thể giáo viên trong nhà trường.
- Tăng cường cơ sở vật
chất để giữ ấm cho trẻ, tất cả các lớp đều có thảm sàn, nước ấm để vệ sinh và
bình nước ủ ấm để bảo bảo nước uống của trẻ luôn luôn ấm.
- Quan tâm đến chế độ
ăn uống của trẻ, đảm bảo cung cấp đủ năng lượng, vitamin và khoáng chất để tăng
cường sức đề kháng cho trẻ. Bữa ăn những ngày rét ở trường cần chú trọng cải
thiện theo ngày, điều chỉnh khẩu phần ăn, tăng cường lượng đạm; thức ăn khi ăn
luôn đảm bảo vẫn đủ độ ấm nóng và vệ sinh ATTP.
- Chỉ đạo các lớp thường
xuyên vệ sinh phòng học, phòng ngủ của trẻ luôn đảm bảo sạch sẽ, ấm áp và không
có gió lùa.
II. Công tác phòng
chống rét tại các lớp đối với giáo viên, nhân viên:
- Tích cực làm tốt công tác
tuyên truyền, phổ biến kiến thức về chăm sóc bảo vệ sức khỏe cho trẻ tới các bậc
cha mẹ để phối hợp quản lý chăm sóc trẻ.
- Đảm bảo sức khỏe cho trẻ
trong sinh hoạt hàng ngày, chăm sóc tốt bữa ăn và giấc ngủ cho trẻ, các phòng học,
ngủ đảm bảo độ ấm (không có gió lùa).
- Đảm bảo chăn ấm cho
trẻ.
- Tại các lớp học đều
được trang bị bình ủ nước nóng để đảm bảo cho tất cả các trẻ được uống nước ấm,
tuyệt đối không cho trẻ uống nước nguội lạnh.
- Tất cả các lớp phải
trải xốp để trẻ ngồi học và
hoạt động; tuyệt đối không cho trẻ đi chân đất dưới nền gạch.
- Các lớp đóng cửa và cửa
sổ để tránh gió lùa.
- Khi trẻ ngủ phải đắp
chăn ấm cho trẻ.
- Thực hiện tốt chế độ vệ
sinh dinh dưỡng cho trẻ (Dùng nước ấm để uống và khi vệ sinh....) đảm bảo an
toàn cho trẻ
- Thường xuyên theo dõi các
hoạt động của trẻ và thông tin báo cáo kịp thời với Ban giám hiệu nhà trường.
* Giáo dục trẻ cách tự
phòng, chống rét cho bản thân:
- Đeo khẩu trang, găng
tay để giữ ấm cơ thể cũng như phòng chống dịch bệnh.
- Đội mũ ấm, quàng
khăn.
- Đi tất, mặc áo khoác ấm.
- Không ra ngoài khi thời
tiết lạnh.
III. Phối hợp cùng phụ
huynh để có biện pháp phòng chống rét cho trẻ:
- Trang bị quần, áo đủ ấm
cho trẻ khi tới trường: Khẩu trang, khăn, mũ, tất, áo khoác, quần áo dự
phòng....
- Cho trẻ ngủ sớm, đánh
răng, súc miệng bằng nước muối ấm trước khi đi ngủ, khi ngủ dậy.
- Xịt mũi bằng dung dịch
nước muối sinh lý hằng ngày cho trẻ sáng, chiều và tối.
- Cho trẻ ăn đầy đủ các
chất dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Cho trẻ uống nước ấm,
đủ lượng nước trong ngày, bổ sung thêm VitaminC hoặc nước hoa quả vào khẩu phần
ăn cho trẻ trong ngày để tăng sức đề kháng cho trẻ khi ở nhà.
- Thường xuyên quan tâm, trò
chuyện với trẻ, để ý trẻ,...Không được cho trẻ mặc phong phanh và ăn đói khi đến
trường, đối với những trẻ có biểu hiện ho sốt...thì cha mẹ không nên cho trẻ đi
học mà cần quan tâm chăm sóc sức khỏe cho trẻ tại nhà, cho trẻ đi thăm khám bác
sỹ để phòng tránh dịch bệnh xảy ra.
1. Cách chống rét khi ra đường:
- Đeo khẩu trang, găng
tay
- Đội mũ ấm, quàng
khăn
- Đi tất và mặc áo
khoác dày
2. Các biện
pháp chăm sóc sức khỏe cho bé:
- Trang bị đủ ấm cho bé
khi ở nhà và khi đi ra ngoài, không ra ngoài khi không cần thiết.
- Cho bé ngủ sớm, súc
miệng nước muối đều trước khi đi ngủ.
- Cho bé uống đủ lượng
nước ấm trong ngày để da đỡ hanh khô, bổ sung thêm vitamin C hoặc nước quả vào
khẩu phần ăn cho trẻ trong ngày để tăng sức đề kháng cho trẻ.
- Nhỏ mũi, súc miệng bằng nước
muối ấm hàng ngày để phòng bệnh mũi họng.
3. Quy tắc mặc đồ cho trẻ
mùa Đông mẹ cần biết chính là "bốn ấm- một lạnh"'. Hiểu và áp dụng
đúng cách vừa giúp giữ ấm cho bé vừa ngăn ngừa các bệnh về hô hấp.
Để bé luôn khỏe mạnh vào mùa
Đông, ngoài chế độ dinh dưỡng hợp lý thì quy tắc mặc đồ cho trẻ mùa Đông cũng rất
quan trọng. Bốn ấm một lạnh – một trong những cách mặc đồ chuẩn
ấm áp đã được nhiều mẹ áp dụng hiệu quả.
Bốn ấm một lạnh là gì?
Chăm sóc trẻ vào mùa Đông lạnh giá là
điều khó khăn. Mùa Đông thiếu ánh nắng, quần áo phơi lâu khô, dễ có mùi… Điều
này vừa gây tốn kém tiền bạc lại thêm việc cho mẹ. Bốn ấm một lạnh là một trong
những quy tắc hỗ trợ mẹ rất nhiều trong việc chăm con.
* Bốn ấm chính là:
- Tay ấm: Tức là khi mặc
quần áo xong, kiếm tra bàn tay ấm, không đổ mồ hôi
- Lưng ấm: Giữ lưng vừa
đủ ẩm, không ra mồ hôi vì mồ hôi dễ thấm ngược vào cơ thể gây ra cảm lạnh cho
trẻ.
- Bụng ấm: Đây là cách
để bảo vệ dạ dày của trẻ vì nếu bụng lạnh sẽ ảnh hưởng đến tiêu hóa và hấp thụ
thức ăn bình thường hằng ngày.
- Bàn chân ấm: Bàn
chân chứa nhiều mạch và huyệt, cũng là nơi nhạy cảm. Chân lạnh sẽ khiến bé dễ mắc
các bệnh về đường hô hấp.
* Một lạnh chính là đầu
của bé chỉ cần giữ ấm vừa phải. Việc ủ kín đầu nhất là khi con đang bị sốt là
việc không nên. Đó là lý do khi bé sốt cao, các bác sĩ thường mặc đồ mát mẻ và
cho vào phòng thoáng khí. Mùa đông mẹ vẫn cần giữ cho đầu bé được thoáng mát
thoải mái. Khi ra đường, chú ý đội cho bé một chiếc mũ vừa phải để tránh gió là
được.
Ngoài ra,
việc bổ sung những thực phẩm giàu protein, tinh bột, vitamin... trong bữa ăn là
vô cùng quan trọng và tăng sức đề kháng cho trẻ. Các bậc phụ huynh bổ
sung đầy đủ chất dinh dưỡng vào bữa ăn hàng ngày nhằm nâng cao sức khỏe
cho mọi thành viên trong gia đình. Các bậc phụ huynh phải thường
xuyên nhắc nhở các con giữ ấm cơ thể, nhất là giữ ấm phần ngực, cổ; ăn uống thức
ăn nóng ấm, tốt nhất nên là uống trà gừng nóng có thêm ít đường phèn...