Cập nhật : 16:55 Thứ tư, 10/1/2024
Lượt đọc: 63

Kế hoạch phòng, chống dịch bệnh năm học 2023-2024

Ngày ban hành: 10/1/2024Ngày hiệu lực: 10/1/2024
Nội dung:

UBND HUYỆN AN LÃO

TRƯỜNG MN QUANG HƯNG

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc

           Số      /KH-MNQH                          Quang Hưng, ngày      tháng    năm 2023

 

KẾ HOẠCH

Phòng, chống dịch bệnh năm học 2023-2024

Căn cứ công văn số 1968/UBND-YT ngày 18/8/2023 của UBND huyện An Lão về việc chủ động triển khai công tác phòng, chống dịch;

Căn cứ công văn số 2251/UBND-YT ngày 19/9/2023 của UBND huyện An Lão về việc tăng cường phòng chống dịch bệnh đau mắt đỏ; Công văn số 2965/SYT-NVY ngày 25 tháng 9 nam 2023 về việc tăng cường công tác chẩn đoán, điều trị bệnh bạch hầu;

Căn cứ Kế hoạch số 08/KH-MNQH ngày 22 tháng 9 năm 2023 về việc thực hiện nhiệm vụ năm học 2023 - 2024 của trường mầm non Quang Hưng;

Từ đặc điểm tình hình thực tế dịch bệnh hiện nay, trường Mầm non Quang Hưng xây dựng kế hoạch "Phòng, chống dịch bệnh năm học 2023 - 2024", cụ thể như sau:

I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH NHÀ TRƯỜNG

1. Quy mô trường, lớp

- Số lớp: 15 lớp ( NT: 3 lớp, MG: 12 lớp);

- Số trẻ: 383 trẻ ( NT: 66 cháu, MG: 307 cháu);

- CBGVNV: 42 ( CBQL: 3; GV: 30; NV nấu ăn: 8: KT: 1).

2. Thuận lợi

- Các cấp lãnh đạo quan tâm và chỉ đạo sát sao;

- Cơ sở vật chất, trang thiết bị chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục trẻ đầy đủ, hiện đại;

- Bếp ăn xây dựng đúng tiêu chuẩn một chiều;

- Nhà trường thực hiện nghiêm túc việc ký họp đồng thực phẩm sạch với công ty TNHH thực phẩm sạch Phúc Sinh Sáng và công ty sữa Vinamilk đảm bảo đầy đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm;

- Có phòng y tế được trang bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ, thuốc theo quy

định.

- Vệ sinh môi trường, bếp ăn, các phòng ban, sân vườn luôn luôn sạch sẽ.

3.  Khó khăn

- Tình hình dịch bệnh diễn biến phức tạp như: đau mắt đỏ, bạch hầu, sốt xuất huyết, chân tay miệng, cúm mùa và đặc biệt hiện nay có nhiều dịch bệnh mới: virus Adeno thường xuất hiện vào lúc giao mùa xuân- hè và thu- đông...

- Độ tuổi của trẻ còn nhỏ sức đề kháng yếu dễ bị mắc bệnh;

- Không có nhân viên y tế trong công tác chăm sóc sức khỏe và thực hiện vệ sinh phòng bệnh trong trường học.

        II. MỤC TIÊU

        -  Không để xảy ra dịch bệnh trong nhà trường;

        - Nâng cao kiến thức và thái độ của cán bộ giáo viên, nhân viên, các bậc cha mẹ trẻ vê công tác phòng chống dịch bệnh trong nhà trường;

        - 100% Trẻ có ý thức trong việc giữ gìn và bảo vệ thân thể, môi trường;

        -  Triển khai đến 100% cán bộ, giáo viên, phụ huynh và học sinh trong nhà trường

        III. NỘI DUNG

  1. Công tác chỉ đạo

            - Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh, chuẩn bị đủ số thuốc, hóa chất, phương tiện chủ động phòng chống dịch bệnh;

            - Thường xuyên nắm bắt thông tin về tình hình dịch bệnh của trẻ trong nhà trường và người dân trên địa bàn: đau mắt đỏ, bạch hầu, dịch sốt xuất huyết, dịch tiêu chảy, dịch chân tay miệng, dịch cúm, quai bị, virus Adeno…;

            - Thực hiện giám sát, phát hiện sớm, xử lý đúng quy trình không để dịch bệnh trên người lây lan, hạn chế tối đa ca mắc;

            - Thực hiện chế độ thông tin báo cáo bệnh truyền nhiễm theo đúng quy

    định.

  2. Thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh an toàn thực phẩm

        - Nếu phát hiện thấy xuất các loại dịch bệnh xuất hiện và có ca mắc trên địa bàn và nhà trường thì phải làm công tác tuyên truyền, có biện pháp xử lý kịp thời, khoanh vùng, cách ly, cho trẻ nghỉ học ở nhà để theo dõi và tổng hợp, báo cáo kịp thời, phối hợp với trạm y tế địa phương để có biện pháp tốt nhát trong công tác phòng và chống dịch;

        - Đối với giáo viên người trực tiếp tiếp xúc với trẻ hàng ngày cần nghiêm túc thực hiện rửa tay nhiều lần bằng xà phòng, đặc biệt trước khi chuẩn bị cho trẻ ăn, sau khi rửa, làm vệ sinh, giặt quần áo cho trẻ;

        - Ở lớp giáo viên không cho trẻ dùng chung gối, chung khăn mặt. Sau khi dùng xong khăn mặt, khăn ăn và khăn lau tay cần phải giặt sạch trước khi cho trẻ dùng lại, cuối mỗi tuần cho luộc khăn mặt một lần, khử trùng bàn ăn, sàn nhà, đồ chơi mỗi ngày bằng CloraminB;

        - Trước khi cho trẻ chuẩn bị ăn, giáo viên cần cho trẻ rửa tay bằng xà phòng, nhắc nhở trẻ thực hiện rửa tay bằng xà phòng trước khi vào lớp, sau khi đi vệ sinh;

        - Giáo viên tuyệt đối chấp hành không để trẻ dùng chung ca cốc uống nước và ăn chung thìa bát;

        - Sau mỗi bữa ăn trưa cần rèn nề nếp cho các cháu lau mặt bằng khăn có kí hiệu riêng của mình, súc miệng bằng nước muối;

        - Nhỏ thuốc mắt hàng ngày cho trẻ bằng nước muối sinh lý Natriclorid 0,9%.

        3. Công tác tuyên truyền

        - Đẩy mạnh tuyên truyền, vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên tham gia tích cực và chiến dịch diệt muỗi, diệt loăng quăng bọ gậy tại trường học, gia đình và cộng đồng, tham gia làm sạch vệ sinh trường lớp;

        - Giúp CBGVNV, phụ huynh và cộng đồng hiểu về dịch bệnh đau mắt đỏ, sốt xuất huyết, Chân tay miệng ở trẻ,... và các biện pháp phòng chống, yêu cầu mỗi thành viên là một tuyên truyền viên để phổ biến ở gia đình, cộng đồng hiểu về các loại dịch bệnh trên;

        - Đối với các lớp, tuyên truyền trao đổi với phụ huynh trên trang tin góc trao đổi với phụ huynh học sinh hàng ngày, zalo nhóm lớp, nhà trường phát lên loa phát thanh học đường và cổng thông thin điện tử giúp phụ huynh phát hiện sớm trẻ bị bệnh để cho trẻ nghỉ học tránh lây cho trẻ trong gia đình cũng như cộng đồng và đặc biệt cho trẻ ở lớp, bằng cách hàng ngày kiểm tra xem xét, phát hiện các nốt phỏng ở bàn tay, miệng đối với bệnh chân tay miệng; các nốt ban đỏ đối với bệnh sởi và các nốt mụn nước đối với bệnh thủy đậu, mắt đỏ, ho và khó thở do virus...; đảm bảo giữ gìn vệ sinh môi trường và vệ sinh an toàn thực phẩm tại gia đình.

        4. Tiến hành tổng vệ sinh môi trường các lớp và các phòng ban cũng như môi trường, khuôn viên trong trường và trước cổng trường

        - Triển khai phun hóa chất diệt muỗi, diệt bọ gậy ở các khu ẩm thấp, cây um tùm và các vị trí muỗi thường sinh sản, xử lý các dụng cụ chứa nước sạch sẽ, phát quang bụi rậm, vệ sinh cống rãnh thoát nước và tuyên truyền đến tất cả mọi người việc phòng chống muỗi đốt;

        - Đối với các lớp học nhà trường yêu cầu giáo viên thường xuyên lau sạch các giá đồ chơi, các đồ dùng đồ chơi của lớp bằng xà phòng và CloraminB 2 lần/ ngày, lớp học đảm bảo thông gió hàng ngày sau khi trẻ về hoặc trước khi có trẻ đến lớp cần được mở thông gió;

        - Nhà trường có lịch tổng vệ sinh thường xuyên vào thứ 6 hàng tuần;

        - Bếp ăn hàng ngày được lau rửa nền nhà, thực hiện cho trẻ ăn chín, uống sôi, đồ dùng như bát thìa, ca cốc cần được hấp sấy trước khi cho trẻ ăn, uống;

        - Các lớp và các nhà vệ sinh đều trang bị đầy đủ xà phòng và nước sạch để rửa tay;

        - Có lịch luộc khăn mặt hàng tuần;

        - Thùng rác các lớp và nhà bếp, nhà vệ sinh đảm bảo đủ nắp đậy, xử lý, đổ rác hàng ngày, không để qua đêm.

        5. Theo dõi sức khỏe trẻ tại trường lớp, cách ly và điều trị kịp thời.

        - Giáo viên hàng ngày điểm danh báo cáo sĩ số trẻ, kiểm tra trẻ và cho phụ huynh ký nhận đầy đủ tình trạng con em mình trước khi vào lớp để phát hiện bệnh kịp thời các cháu mắc bệnh cho cách ly;

        - Nếu thấy trẻ bị sốt, có dấu hiệu da mẩn đỏ, mắt đỏ, đi ngoài phân lỏng hay xuất hiện nốt phỏng ở bàn tay, bàn chân hoặc miệng phải thông báo cho cha mẹ trẻ biết để cho trẻ được cách ly, đưa đến y tế để chữa trị kịp thời;

        - Giáo viên các lớp hàng ngày phải cập nhật thông tin trẻ nghỉ ốm (do mắc dịch bệnh) ở lớp để tổng hợp để báo cáo về nhà trường;

  

        IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

        1. Ban giám hiệu

        - Xây dựng và triển khai kế hoạch phòng chống dịch bệnh bạch hầu, sốt xuất huyết, đau mắt đỏ, Chân tay miệng, virus, quai bị, sởi, thủy đậu...và các dịch bệnh khác trong mùa đông xuân đến tất cả cán bộ, giáo viên, nhân viên toàn trường và các bậc phụ huynh học sinh trong nhà trường;

        - Tuyên truyền thông qua hệ thống phát thanh học đường, các buổi sinh hoạt chuyên môn của nhà trường và các tổ khối về dịch bệnh hay xảy ra đối với trẻ;

        - Chỉ đạo giáo viên hàng ngày kiếm tra sĩ số học sinh đến trường để biết tình hình trẻ nghỉ học vì lý do gì, nếu trẻ nghỉ do mắc các lại dịch bệnh trên cần có biện pháp xử lý kịp thời;

        - Thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện các khâu vệ sinh ở lớp, vệ sinh ăn uống và vệ sinh môi trường xung quanh trường lớp. Tồng vệ sinh toàn trường, rà soát cống rãnh, những nơi có nước đọng chứa bọ gậy cung quăng,...;

        - Thường xuyên cập nhật thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng và các văn bản của cấp trên để tuyên truyền đến các bậc phụ huynh học sinh và giáo viên của nhà trường;

        - Kiểm tra đôn đốc các lớp phát tờ rơi cho phụ huynh và thực hiện tuyên truyền trong các góc trao đổi với phụ huynh học sinh nhà trường;

        - Phối họp với y tế dự phòng của huyện và trạm y tế thị trấn An Lão để được tư vấn và giúp đỡ khi có tình trạng các cháu mắc bệnh ở lớp, xử lý kịp thời dịch;

        - Cung cấp các trang thiết bị, xà phòng và CloraminB đầy đủ cho các lớp làm vệ sinh hàng ngày;

- Phun thuốc phòng chống ruồi muỗi một năm 2 lần, thường xuyên thông cống, nhà vệ sinh, hút bể phốt.

2. Giáo viên

- Đến lớp trước giờ đón trẻ 15 phút vệ sinh thông thoáng lớp học;

- Hàng ngày kiểm tra báo cáo sĩ số học sinh, kiểm tra tình trạng sức khỏe trẻ trước khi đến lớp, kịp thời phát hiện bệnh để cách ly;

- Nghiêm túc thực hiện các qui trình vệ sinh, cho trẻ rửa tay bằng xà phòng;

- Phối kết họp với phụ huynh trong việc chăm sóc các cháu;

- Thực hiện lau nhà, lau đồ dùng hàng ngày, giặt quần áo, khăn lau tay, rửa các đồ dùng chung hàng ngày bàng nước sát khuẩn hoặc xà phòng;

- Báo cáo trung thực những trường hợp cháu mắc bệnh với BGH để có biện pháp xử lý kịp thời.

3. Cô nuôi

- Thực hiện nghiêm túc vệ sinh an toàn thực phẩm. Rửa tay bằng xà phòng và nước sạch khi chế biến, trước khi chia thức ăn cho trẻ;

- Thực hiện vệ sinh dụng cụ ăn uống và hấp sấy dụng cụ ăn uống cho trẻ trước khi đưa về lớp;

- Thực hiện qui trình bếp 1 chiều và qui trình vệ sinh ăn uống, cho trẻ được ăn chín uống sôi và cho trẻ ăn ngay sau khi nấu;

- Tuyệt đối không để người không có nhiệm vụ vào bếp ăn;

- Khi chế biến nhân viên nuôi dưỡng phải mặc đồng phục;

- Xử lý rác thải kịp thời đúng quy định.

Trên đây là kế hoạch "Phòng chống dịch bệnh năm học 2023-2024" trường mầm non Sao Sáng. Đề nghị cán bộ giáo viên và nhân viên thực hiện đúng trách nhiệm, báo cáo trung thực, kịp thời hàng ngày để tổng hợp báo cáo và xử lý khi có dich bênh xảy ra./.

 

Nơi nhận:

- Các tổ chuyên môn (thực hiện);

- Lưu: VT, HSYT.

 

 

 

PHÓ HIỆU TRƯỞNG

 

 

 

Hoàng Thị Lan Anh


Mầm non Quang Hưng

Địa chỉ: Thôn Câu Trung, xã Quang Hưng, huyện An Lão, TP Hải Phòng

Điện thoại: 02253572920