69 năm giải phóng Hải Phòng (13/5/1955-13/5/2024)
300 ngày chiến đấu bảo vệ thành phố
Ngày 21/7/1954, hiệp định Giơnevơ được ký kết. Theo hiệp định, các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam, Lào, Campuchia được công nhận, đó là độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ...
Khác với các địa phương khác ở Miền Bắc, Hải Phòng nằm trong khu vực tập kết 300 ngày của quân đội Pháp trước khi buộc phải xuống tàu vào Nam... Đảng bộ, quân và dân Hải Phòng bước tiếp vào cuộc chiến mới.
Quân Pháp thực hiện nhiều thủ đoạn thâm độc: tuyên truyền xuyên tạc nội dung Hiệp định Giơnevơ, cưỡng ép đồng bào Công giáo di cư vào Nam, phá hoại tài sản và các cơ sở kinh tế của ta...
Chỉ trong bốn tháng, thực dân Pháp đã nổ súng hơn 200 lần vào các khu dân cư, bắt 852 thanh niên Công giáo vào lính “Bảo vệ Chúa”, bắt giam 517 người, bắn chết 9 người, làm bị thương 167 người...
Nhận rõ tính chất đấu tranh quyết liệt trong khu vực địch tập kết Trung ương Đàng quyết định thành lập Ban Chỉ đạo khu tập kết 300 ngày và phân cộng đồng chí Đỗ Mười làm Trưởng ban.
GUDO
Dưới sự chỉ đạo chặt chẽ của Trung ương Đảng, Khu ủy Tả ngạn và Ban Chỉ đạo khu tập kết 300 ngày, Hải Phòng đã sáng tạo nhiều hình thức đấu tranh phong phú, quyết liệt để làm sụp đổ, tan rã tinh thần binh lính địch...
Đúng như kế hoạch đã định, sáng sớm ngày 13/5/1955, các cánh quân của Đại đoàn 320 và Trung đoàn 42 vượt qua các cửa ô tiến về giải phóng thành phố Hải Phòng trong tiếng reo hò của Nhân dân.
Chiều ngày 13/5/1955, đoàn tàu hỏa trương cờ đỏ sao vàng, treo chân dung Chủ tịch Hồ Chí Minh từ Ga Hải Phòng kéo một hồi còi dài tiến vào cảng. Ở tất cả các nhà máy, công sở cũng đồng loạt kéo còi chào mừng giờ phút lịch sử thành phố được hoàn toàn giải phóng.