Họ và tên: Lê Thị Hạnh
Đơn vị công tác: Trường mầm non Quang Hưng
Quận/ Huyện : An lão
Số điện thoại cá nhân: 0778471261
Trong dịp hè trẻ được nghỉ học, bố mẹ đi làm. Thời gian nghỉ hè trẻ được vui chơi, về quê, tắm biển, trải nghiệm...Đó cũng là nỗi lo của bố mẹ về sự an toàn cho con dịp hè. Theo thống kê của bộ y tế có: 37.000.000 trẻ bị thương tích, trong đó có 6.000.000 trẻ em bị thương tích tại nhà một con số rất lớn. Để lại những hậu quả nặng nề đối với trẻ về thể chất và tinh thần. Là một người mẹ tôi luôn mong muốn con được an toàn vui vẻ, là người mẹ, người thân mọi người đã làm gì cùng con trong dịp hè? Xuất phát từ thực tế và những con số báo động trẻ bị thương tích tại nhà tôi đã tìm tòi, nghiên cứu và đưa ra nguyên nhân, giải pháp: “ Tuyên truyền giáo viên phụ huynh phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ trong dịp hè”.
I. Nguyên nhân:
1. Do sự lơ là bất cẩn của người lớn:
Dù ở môi trường nào cũng vậy, trẻ vẫn có thể gặp nguy cơ xảy ra tai nạn. Không để trẻ chơi một mình, luôn quan sát trẻ mọi lúc mọi nơi.
Sắp đặt đồ dùng gia đình chưa khoa học, không đúng quy cách: Cạnh giường, cạnh bàn, cạnh ghế... phải bọc lại, tủ thuốc và đồ sắc nhọn dao kéo, que sắt, nước nóng, mỹ phẩm... phải để xa tầm tay của trẻ.
Lựa chọn đồ chơi phải phù hợp với độ tuổi và giới tính. Đồ chơi không sắc nhọn, không quá nhỏ: lêgo, sỏi, hột hạt... Có thể con bị hóc, đút mũi, lỗ tai...
2. Tai nạn giao thông: Xảy ra do sự va chạm
| |
Hình ảnh về tai nạn giao thông |
3. Bỏng: Là tổn thương một hoặc nhiều lớp tế bào da khi tiếp xúc với chất lỏng nóng, lửa các tai nạn thương tích da do các tia cực tím, phóng xạ, điện, chất hóa học, hoặc tổn thương phổi do khói xộc vào.
| |
Cảnh báo lại gần nước sôi, gây bỏng |
4. Đuối nước: Là những tai nạn thương tích xảy ra do bị chìm trong chất lỏng (nước, xăng dầu) dẫn đến ngạt thiếu Oxy hoặc ngừng tim dẫn đến tử vong.
5. Điện giật: Là do tiếp xúc với điện không đúng cách.
Hình: Tai nạn do điện
6. Ngã: Do ngã từ trên cao xuống.
7. Ngộ độc: Là những trường hợp do hít, ăn, uống, tiêm vào cơ thể loại độc tố. 8. Động vật cắn, đốt:
Hình 7: Động vật và thú dữ cắn
Vì vậy: “Tuyên truyền giáo viên phu huynh phòng chống tai nạn thương tích ở trẻ trong dịp hè” được xem như một giải pháp khắc phục tồn tại hạn chế trên. Nội dung các giải pháp như sau:
II. Giải pháp
* Giải pháp 1: Tuyên truyền giáo viên phòng chống tránh tai nạn thương tích cho trẻ.
Ở trường Mầm non, công tác phối hợp với gia đình trẻ để nâng cao chất lượng giáo dục là không thể thiếu. Để nâng cao chất lượng giáo dục nói chung và phòng ngừa tai nạn nói riêng, tôi đã luôn tạo ra được mối quan hệ mật thiết giữa giáo viên với giáo viên, để gây ảnh hưởng công tác giáo dục ở nhà trường đến từng giáo viên.
Thông qua các buổi họp trực tiếp, trực tuyến tôi đã mạnh dạn đưa ra ý kiến đề xuất kịp thời với ban giám hiệu nhà trường. Bổ sung cơ sơ vật chất: thay giá góc đã cũ hỏng, bảo dưỡng quạt, bóng điện, nền nhà bong tróc, loại bỏ đồ chơi đã hỏng... Để không gây nguy hiểm cho học trẻ.
Thông qua buổi họp, chuyên đề tôi đã chia sẻ với giáo viên về những giải pháp để tránh tai nạn thương tích:
Ví dụ:
+ Qua tiết học: “Bé bảo vệ bản thân” trẻ biết không cho người khác trạm vào vùng bí mật của mình và mình không trạm vào vùng bí mật của người khác, nếu người khác trạm vào vùng bí mật trẻ biết hét to gọi bố mẹ và người lớn, chạy tới chỗ đông người. Biết tôn trọng cơ thể mình và mọi người xung quanh....
+ Qua tiết học kĩ năng sống: “Bé mặc áo phao đúng cách” trẻ có kĩ năng mặc áo phao đúng cách mỗi khi đi bơi, trên phà, trên thuyền... Trẻ biết 4 bước mặc áo phao đúng cách như sau:
Bước 1: Mở nút khóa:
Dùng ngón tay trỏ và ngón tay cái ấn manh vào phần giữa của khóa trước ngực áo phao để mở khóa
Bước 2: Mặc áo phao lên người:
Nới rộng phần dây choàng qua đùi ở phía dưới áo phao
Bước 3: Đóng nút khóa lại
Dùng hai tay ấn đầu khóa lại, khi nghe thấy tiếng “tách” tức là khóa đã được cài đúng
Bước 4: Kiểm tra lại các nút khóa đã được đóng chắc chắn, an toàn.
Qua tiết học cô giáo dặn dò : Khi đi bơi cần có người lớn đi cùng, không tự ý đi tắm ở: Sông, suối, ao, hồ và phải mặc áo phao để đảm bảo an toàn. Trẻ biết được tầm quan trọng của việc mặc áo phao khi bơi.Trẻ ở lớp cô tuyệt đối không để trẻ chơi một mình, những vật sắc nhọn, đồ chơi nhỏ như: Lêgo, hột hạt, đồ chơi có kích thước không phù hợp với độ tuổi của trẻ đều nên được tránh xa. Có thể chia sẻ video, clip về những tai nạn thương tích mà mình biết để mọi người cùng phòng tránh. Chia sẻ cách sắp xếp để đồ dùng khoa học, ngăn nắp thông qua kiểm tra nội vụ báo trước (không báo trước)... Qua đó hạn chế được rủi ro không đáng có.
* Giải pháp 2: Tuyên truyền phối hợp cùng phụ huynh để giảm thiểu tai nạn rủi ro cho trẻ tại nhà.
Tai nạn thương tích ở trẻ em là một trong những nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong và di chứng tàn tật suốt đời cho trẻ. Mặc dù nhiều biện pháp phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em đã và đang được thực hiện, nhưng tình hình trẻ nhập viện vì thương tích vẫn chưa giảm, nhất trong dịp hè. Phần lớn do sự bất cẩn của người lớn. Bởi vậy, hạn chế tối đa tai nạn thương tích cho trẻ trước hết cần sự quan tâm, chăm sóc của các bậc phụ huynh
Thông qua các buổi họp phụ huynh, sau khi họp toàn trường, về lớp họp tôi đã phổ biến cho cha mẹ trẻ những kiến thức khoa học vê nuôi dạy con, tầm quan trọng phòng tránh tại nạn thương tích trong dịp hè tới sự phát triển thể chất và tâm lý trẻ. Kết nối qua Zalo, QR...với phụ huynh nào không đưa đón con
Ngoài các buổi họp phụ huynh tôi đã tận dụng các buổi đón, trả trẻ để trao đổi tới 100% phụ huynh về tai nạn thương tích ở trẻ trong dịp hè, xây dựng góc tuyên tuyền của lớp thông nội dung hàng tuần, hàng tháng để phu huynh phối hợp.
Từ đó nhiều phụ huynh đã bỏ công sức, thời gian đồng hành cùng các con để cung cấp kiến thức, kỹ năng, quy tắc gia đình, hướng dẫn, nhắc nhở, để giảm thiểu tại nạn rủi ro cho trẻ.
* Giải pháp 3: Tận dụng các điều kiện thực tế của gia đình để hướng dẫn cho con tại nhà.
- Tai nạn giao thông: Tai nạn giao thông hiện nay là một trong những vấn đề được xã hội quân tâm sâu sắc và trên cả thế giới đã và đang ngày càng nghiêm trọng dẫn đến hậu quả khôn lường nó ảnh hưởng và tổn thương đến toàn xã hội, gia đình và nạn nhân, đói nghèo, lạc hậu. Từ thực trạng trên mỗi cha mẹ cần hành động cụ thể, quan tâm, kiểm soát con em mình chặt chẽ hơn nữa. Không cho trẻ chơi: Đá bóng, cầu lông, tập đi xe, chạy, nô đùa ở ngoài đường, chấp hành luật giao thông, đội mũ bảo hiểm khi trẻ tham gia giao thông...Cha mẹ hãy tham gia giao thông cùng con, để hạn chế tai nạn giao thông đáng tiếc xảy ra. Tôi gửi tới mọi người, các bậc phụ huynh thông điệp: “ An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi người mọi nhà”.
- Bỏng: Bỏng là tai nạn thường gặp trong đời sống sinh hoạt và lao động, có xu hướng ngày càng tăng. Bỏng không những gây ảnh hưởng tổn thương trước mắt tới sức khỏe mà còn để lại những hậu quả lâu dài. Không cho trẻ chơi, nô đùa nơi đang nấu ăn, không để bình nước, nồi nước, phích nước, nồi canh, nồi thức ăn, chảo mỡ nóng ngoài tầm với của trẻ. Kiểm tra nhiệt độ thức ăn, đồ uống đặt biệt là đối với trẻ nhỏ...
- Đuối nước: Bơi lội là môn thể thao tập luyện mọi nhóm cơ, đồng thời xây dựng sức mạnh cho tim mạch. Điều này có nghĩa là sức bền và khả năng chịu đựng tốt hơn, tạo nền tảng thể lực cho các môn thể thao khác. Kích thích trí não, cải thiện chiều cao, tốt cho tiêu hóa. Chính vì môn thể thao này tốt cho sức khỏe, tôi là người mẹ cũng là người giáo viên đã quyết định cuộc hành trình cùng con bắt đầu.
Hướng dẫn con bơi: Giành thời gian cho con vào các buổi chiều khi đã mát, cho con đi bơi. Tập cùng con các động tác trên cạn: Khởi động, tập thở hít thở, đá chân, quạt tay...Phối hợp các động tác khi nhuần nhuyễn những kĩ thuật bơi riêng biệt, cuối cùng phối hợp các động tác lại với nhau sao cho nhịp nhàng và linh hoạt nhất. Tập cho con nín thở dưới nước, hít thở dưới nước (chơi với nước), trong vài ngày đầu tránh cho trẻ không bị sợ nước, còn những ngày và tuần tiếp theo vẫn liên tục làm như vậy. Tôi thấy hiệu quả rõ dệt, từ lúc cháu nhỏ nhà tôi mới học lớp 5 tuổi cháu đã biết bơi đến giờ cháu vào lớp 5. Hai cháu nhà tôi giờ bơi rất tốt. Các cháu vô cùng thích môn bơi lội, không thể thiếu vào dịp hè, mỗi buổi chiều lại hỏi mẹ hôm nay con và chị có được đi bơi không? Mấy giờ đi bơi?. Mỗi khi cháu đi bơi về tinh thần cháu rất thoải mái
- Điện giật: Tác hại của điện giật là vô cùng nghiêm trọng có thể dẫn đến tử vong được tính theo giây. Vì vậy sự cảnh giác luôn đặt lên hàng đầu. Các gia đình phải sử dụng ổ cắm có nắp đảm bảo an toàn, chống điện giật, kiểm tra các thiết bị điện định kỳ, rút phích cắm khi không sử dụng. Hướng dẫn con an toàn điện trong gia đình: Bố mẹ hướng dẫn con đảm bảo tay khô hoàn toàn khi sử dụng các thiết bị điện, trẻ tránh xa dây điện, thiết bị điện. Không dùng đồ vật sắc nhọn, que, ngón tay đâm chọc vào các ổ điện...Khi cần sử dụng điện phải bảo người lớn, không tự ý dùng điện.
- Ngộ độc: An toàn thực phẩm và việc đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong chiến lược chăm sóc, bảo vệ sức khỏe con người và là quyền cơ bản mỗi người dân; an toàn thực phẩm ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe, phát triển giống nòi, là nền tảng cho sự phát triển kinh tế- xã hội và hỗ trợ đắc lực việc giảm nghèo bền vững ở mỗi địa phương. Vậy mỗi chúng ta khi đi mua hãy lựa trọn thực phẩm rõ nguồn gốc, tươi mới, không ăn thức ăn ôi thiu, biến chất, không cho trẻ tự lấy thuốc uống...
- Chảy nổ, hỏa hoạn: An toàn của con là niềm hạnh phúc vô hạn của cha mẹ, của mọi người, mọi nhà. Vì tương lai tốt đẹp các con, chúng ta mỗi người nâng cao ý thức chăm sóc giáo dục bảo vệ trẻ, tạo môi trường an toàn và lành mạnh, để trẻ phát triển toàn diện. Góp phần xây dựng tương lai tươi sáng cho đất nước.
Hướng dẫn trẻ bình tĩnh tìm lối thoát an toàn, chạy thật nhanh ra ngoài. Dùng khăn, vải ướt bịt mũi bò sát mặt đất để di chuyển. Chạy tầng cao gọi to mọi người cứu. Đóng cửa lại không cho khói lùa vào. Ấn chuông báo cháy, gọi cho người lớn, gọi công an chữa cháy 114 ....
Trên đây là “Tuyên truyền giáo viên phụ huynh phòng tránh tai nạn thương tích ở trẻ trong dịp hè” đã được tôi áp dụng và đã mang lại kết quả rõ rệt. Trong quá trình viết bài không thể tránh khỏi thiếu sót. Tôi xin kính mong sự tham gia đóng góp ý kiến của lãnh đạo và các đồng chí đồng nghiệp để bài viết của tôi thêm hoàn chỉnh.