UBND HUYỆN AN LÃO
TRƯỜNG MẦM NON QUANG HƯNG
Số: 16/BC-MNQH
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Quang Hưng, ngày 21 tháng 04 năm 2023
|
BÁO CÁO
Thực hiện giải pháp sáng tạo “Quản lý và sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học tối thiểu trong trường mầm non”
Năm học 2022-2023
Căn cứ vào hướng dẫn số 191/HD-PGD ngày 17/9/2022 của Phòng Giáo dục và đào tạo huyện An Lão về việc hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 cấp học mầm non;
Căn cứ Kế hoạch số 234/KH-PGD, ngày 10/10/2022 của Phòng GD&ĐT huyện An Lão về Tổ chức hoạt động chuyên môn với giải pháp sáng tạo “Quản lý và sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học tối thiểu trong các trường mầm non”;
Thực hiện kế hoạch số 24/KH-MNQH ngày 22/9/2022 kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học 2022-2023 của trường Mầm non Quang Hưng; kế hoạch thực hiện giải pháp “Quản lý và sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học tối thiểu trong trường mầm non” năm học 2022-2023
Trường Mầm non Quang Hưng báo cáo việc thực hiện thực hiện giải pháp sáng tạo “Quản lý và sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy tối thiểu trong các trường mầm non” tại trường Mầm non Quang Hưng năm học 2022-2023 cụ thể như sau:
I. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH
1. Thuận lợi
1.1 Về phía nhà trường
- Được sự quan tâm của lãnh đạo các cấp trong việc xây dựng cơ sở vật chất nhà trường theo hướng chuẩn hóa trường lớp. Sự hỗ trợ nhiệt tình của chính quyền địa phương trong việc tìm nguồn lực để phát triển trường lớp;
- Sự quan tâm của xã hội trong công tác giáo dục thông qua sự phối hợp chặt chẽ giữa Hội cha mẹ học sinh và nhà trường;
- Hiện tại trường cơ bản có đủ trang thiết bị thiết yếu, đồ dùng, đồ chơi (trong và ngoài lớp) phục vụ cho hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ trong nhà trường;
- Ban giám hiệu hàng năm đã tu sửa cơ sở vật chất và bổ sung các thiết bị, đồ dùng đồ chơi chung và đồ dùng đồ chơi các lớp theo quy định.
1.2 Về phía Giáo viên
- Đội ngũ giáo viên năng động, sáng tạo, nhiệt huyết, có tinh thần trách nhiệm trong công việc khai thác sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trẻ em phù hợp với chương trình giáo dục trẻ;
- Tích cực học hỏi chuyên môn nghiệp vụ và tham gia các lớp bồi dưỡng chuyên môn, tự làm, khai thác, sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi trẻ em.
1.3 Về phía phụ huynh
- Phụ huynh phối kết hợp với nhà trường, giáo viên tích cực đóng góp để mua sắm đồ dùng học tập cho trẻ góp phần nâng cao chất lượng trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ tại trường.
2. Khó khăn
- Kinh phí đầu tư mua sắm các đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị còn nhiều khó khăn;
- Có một số trang thiết bị đồ dung, đồ chơi được cấp đã lâu nên cũ, hư hỏng. Trang thiết bị dạy học lĩnh vực giáo dục thể chất còn thiếu. Các đồ dùng trong lớp chưa đồng bộ (Giá góc, bàn ghế, tủ…)
- Đồ dùng, đồ chơi công nghiệp hiện đại còn nhiều hạn chế.
II. XÁC ĐỊNH MỤC TIÊU
Căn cứ vào điều kiện thực tế, nhà trường xây dựng kế hoạch thực hiện giả pháp sáng tạo “Quản lý và sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học tối thiểu trong trường mầm non” năm học 2022- 2023 theo các bước sau:
- Xây dựng kế hoạch và triển khai thực hiện đến toàn thể cán bộ giáo viên, nhân viên trong nhà trường giải pháp: “Quản lý và sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học tối thiểu trong nhà trường” năm học 2022- 2023;
- Nhà trường đặt ra mục tiêu nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đầu tư, khai thác, quản lý sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học tối thiểu trong nhà trường trong thực hiện nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm;
- Tăng cường sự quản lý nhằm đảm bảo sử dụng có hiệu quả tài sản hiện có cũng như bảo quản, sửa chữa bổ sung tài sản kịp thời phục vụ công tác chăm sóc- giáo dục, tránh thất thoát, lãng phí tài sản của nhà trường;
- Nhà trường tiến hành rà soát các danh mục đồ dùng, đồ chơi thiết bị tối thiểu theo văn bản số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 ban hành danh mục đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học tối thiểu trong cơ sở mầm non từ đầu năm học để nắm được thực trạng khi thực hiện giải pháp để có biện pháp thực hiện;
- Thu hút sự quan tâm các cấp từ các nguồn ngân sách và huy động nguồn lực từ phụ huynh, cộng đồng xã hội tham gia vật chất, tinh thần và các hoạt động thiết thực nhằm hỗ trợ nhà trường thực hiện tốt việc quản lý và sử dụng đồ dùng, thiết bị dạy học. Đầu tư mua sắm bổ sung đồ dùng đồ chơi thiết bị tối thiểu theo văn bản số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 ban hành danh mục đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học tối thiểu trong cơ sở mầm non;
- Phân công nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng đối với mỗi cán bộ, giáo viên, nhân viên và sự tham gia của phụ huynh. Nhà trường xây dựng, phân công các lớp điểm để thực hiện giải pháp. Các lớp được phân loại bố trí sắp xếp đồ dùng, đồ chơi thiết bị dạy học trong các nhóm lớp theo chủng loại, chất lượng, tính đồng bộ của đồ dùng đồ chơi như Bàn, ghế, tủ, giá góc, tài liệu học tập của cô và trẻ…
III. XÂY DỰNG HỆ THỐNG GIẢI PHÁP
1. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền về “Quản lý và sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học tối thiểu trong trường mầm non”
* Với giáo viên, nhân viên
- Tuyên truyền đến giáo viên, nhân viên về các chủ trương chính sách giáo dục của ngành, về mục đích của đồ dùng, dồ chơi, thiết bị dạy học. Ý nghĩa của việc lựa chọn, sử dụng và bảo quản đồ dùng thiết bị dạy học trong nhà trường góp phần nâng cao Nhận thức về vai trò của Quản lý và sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học tối thiểu trong trường mầm non..;
- Bồi dưỡng kĩ năng tuyên truyền phối hợp cha mẹ học sinh và cộng đồng tham gia xây dựng và thực hiện giải pháp sáng tạo nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trẻ trong năm học 2022-2023. Thông qua các buổi họp phụ huynh học sinh, mảng tuyên truyền của lớp của nhà trường: Fanpage, Web, Zalo nhóm lớp, loa phát thanh....Vào các thời điểm đón trả trẻ giáo viên trao đổi, giới thiệu với phụ huynh học sinh về hiệu quả hoạt động của đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học đối với trẻ.
* Với phụ huynh:
Nâng cao nhận thức của phụ huynh phối hợp cùng nhà trường trong việc tăng cường sự đóng góp của phụ huynh để mua sắm, bổ sung các thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi cho trẻ để thực hiện chương trình giáo dục tại nhà trường.
2. Rà soát, bổ sung, mua sắm đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị dạy học tối thiểu cho các lớp trong nhà trường phù hợp với điều kiện của nhà trường.
Ngay từ đầu năm học Ban giám hiệu nhà trường chỉ đạo cho giáo viên phụ trách 15/15 lớp khảo sát điều tra điều kiện cơ sở vật chất của lớp mình, kiểm kê thực trạng vào biên bản danh mục đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học. theo danh mục đồ dùng đồ chơi thiết bị tối thiểu theo văn bản số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 ban hành danh mục đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học tối thiểu trong cơ sở mầm non cụ thể:
+ Lớp Nhà trẻ: có 83 danh mục
+ Lớp 3 tuổi: Có 95 danh mục
+ Lớp 4- 5 Tuổi: Có 117 danh mục
+ Lớp 5- 6 tuổi: Có 114 Danh mục
Căn cứ vào số trẻ, nhu cầu thực tế, kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của năm học các lớp lập dạnh sách các loại đồ dùng, đồ chơi còn thiếu, lên danh mục đồ các loại đồ dùng đồ chơi đã có, hiện trạng sử dụng, hoặc thiếu các chi tiết để có biện pháp tái sử dụng, thay thế, đề xuất bổ sung, mua sắm đồ dùng, đồ chơi, học liệu của từng lớp.
Nhà trường xây dựng kế hoạch mua sắm bổ sung các trang thiết bị, tiếp nhận đồ dùng, đồ chơi thiết bị dạy học đảm bảo an toàn theo các quy định trong việc lựa chọn đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học theo thông tư 47/2020/TT-BGDĐT quy định về việc lựa chọn đồ chơi học liệu đối với các trường mầm non đảm bảo theo văn bản số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 ban hành danh mục đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học tối thiểu trong cơ sở mầm non.
3. Bố trí sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, thiết bị dạy học tối thiểu tại các nhóm lớp.
Nhà trường xây dựng kế hoạch 15/15 các nhóm lớp được phân loại bố trí sắp xếp đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học trong các nhóm lớp theo chủng loại, chất lượng, tính đồng bộ của đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học: Bàn, ghế, tủ các loại, giá góc, tài liệu học tập của cô và trẻ. Phân công các lớp NT1, 3TC1, 4TB3, 5TA2 làm điểm trong từng khối.
Các lớp bố trí sắp xếp đồ dùng chú ý đến độ bền chắc, cần bảo quản tốt, vệ sinh thường xuyên, sử dụng hiệu quả đồ dùng đồ chơi, trang thiết bị dạy học ở trong lớp mình phụ trách.
4. Kiện toàn công tác quản lý hoạt động “Quản lý và sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học tối thiểu trong trường mầm non”
- Xây dựng kế hoạch theo dõi, cấp phát “Quản lý và sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học tối thiểu trong trường mầm non”. Thiết lập hệ thống hồ sơ quản lý theo dõi và sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học tối thiểu trong trường mầm non, phân công nhiệm vụ cụ thể các thành viên tham gia phụ trách.
- Phân công người phụ trách quản lý hiệu quả.
+ PHTCM quản lý đồ dùng, đồ chơi, nguyên học liệu toàn trường
+ PHT nuôi dưỡng quản lý tài sản, đồ dùng chung của toàn trường
+ Giáo viên được phân công quản lý đồ dùng đồ chơ lớp mình phụ trách.
+ Bảo vệ bảo vệ chung tài sản, đồ dùng của nhà trường.
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
1. Nhà trường
- Nhà trường đã tổ chức triển khai thành công giải pháp sáng tạo tới các lớp theo kế hoạch đề ra. Các lớp cơ bản đã có đủ trang thiết bị, đồ dùng, đồ chơi và nguyên học liệu cho trẻ tham gia các hoạt động giáo dục. Một số lớp điểm được trang bị đầy đủ theo văn bản số 01/VBHN-BGDĐT ngày 23/3/2015 ban hành danh mục đồ dùng đồ chơi trang thiết bị dạy học tối thiểu trong cơ sở mầm non;
- 15/15 lớp được đánh giá kết quả thực hiện giải pháp đạt kết quả Tốt;
- Nhà trường tuyên truyền thu hút sự quan tâm, tham gia tích cực của phụ huynh và cộng đồng xã hội;
- Nâng cao nhận thức cho cán bộ, giáo viên, nhân viên và phụ huynh về ý nghĩa, tầm quan trọng của giải pháp trong nhiệm vụ nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm. Việc bố trí sắp xếp, sử dụng, bảo quản đồ dùng được quan tâm thực hiện tốt.
2. Trẻ
- Tạo cơ hội cho trẻ có được môi trường giáo dục với các trang thiết bị,đồ dùng đồ chơi phong phú, đa dạng, đa năng, có những đồ dùng đồ chơi hiện đại…giúp trẻ phát triển tư duy và sáng tạo trong các hoạt động nhằm phát triển toàn diện cho trẻ.
3. Phụ huynh
- Phụ huynh hiểu về ý nghĩa, tầm quan trọng “ Quản lý và sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học tối thiểu trong trường mầm non”.
- Tích cực, phấn khởi khi được phối kết hợp cùng nhà trường trong việc chăm sóc giáo dục trẻ đạt hiệu quả cũng thấy được sự cố gắng của tập thể CBGVNV trong nhà trường trong đầu tư đồ dùng học tập, trang thiết bị dạy học cho trẻ.
Trên đây là báo cáo về công tác chỉ đạo thực hiện kế hoạch “ Quản lý và sử dụng hiệu quả đồ dùng, đồ chơi, trang thiết bị dạy học tối thiểu trong trường mầm non” năm học 2022-2023. Trong quá trình triển khai thực hiện, mong các đồng chí tham gia, góp ý bản báo cáo của nhà trường được hoàn thiện hơn./.
HIỆU TRƯỞNG
Hoàng Giang Phượng
Nơi nhận:
- Phòng GD&ĐT (báo cáo);
- CBGV-NV (để thực hiện);
- Hồ sơ GPST
|
|
NGƯỜI BÁO CÁO
PHÓ HIỆU TRƯỞNG
Lê Thị Duyên
|